Ở Mỹ mỗi năm có khoảng 1.4 triệu ca bệnh tiểu đường được chẩn đoán, cũng như gần 86 triệu người bị “tiền tiểu đường” sắp mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tuy có nhiều loại tiểu đường nhưng phổ biến nhất là loại 1 và 2..

Tiểu đường loại 1 là một tình trạng tự miễn dịch (autoimmune), xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào beta sống trong các mô của tụy tạng. Tác động này gây cho tụy tạng sản xuất ra rất ít insulin hoặc không sản xuất. Insulin là một hormone làm cho các tế bào sử dụng được đường glucose để tạo ra năng lượng. Insulin cũng điều chỉnh để lượng đường trong máu của cơ thể không lên quá cao hoặc xuống quá thấp.

Tụy tạng của người mắc bệnh tiểu đường loại 1 không hoạt động thích hợp và không thể phân phối đường glucose đến các tế bào trong cơ thể.

Cơ thể không hấp thu được đường glucose nếu không có insulin, và không đủ insulin thì lượng đường trong máu tăng. Người bị tiểu đường loại 1 phải chích insulin vào cơ thề thường xuyên để duy trì được lượng đường bình ổn trong máu.

Tiểu đường loại 2 không phải là xáo trộn về tự miễn dịch, mà là tình trạng insulin không đủ khiến cơ thể không thể kiểm soát được lượng đường trong máu, do đó lượng đường tăng. Bệnh thường gây ra do cơ thể thiếu hoạt động, nên bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân thay đổi lối sống, thay đổi cách ăn uống, và trong một số trường hợp sẽ cho chích insulin để hạ thấp lượng đường trong máu.

Tiểu đường loại 1, ngoài cách gây ra do xáo trộn về tự miễn dịch,  còn có thể do virus phá hoại tuyến tụy tạng, nên ít có cách đề phòng. Bệnh phát hiện nơi cả những em bé chỉ mới 11 tuổi, trong khi tiểu đường loại 2 thường thấy nơi những người  từ 40 tuổi trở lên.

Tiểu đường loại 2 thì liên hệ với lối sống, nên có thể đề phòng bằng cách duy trì những sinh hoạt lành mạnh, tránh bị stress, và tập thể dục thường xuyên mỗi ngày ít nhất cũng 45 phút.