Quyền lập pháp của chính phủ Hoa Kỳ được chia sẻ giữa House of Representatives (Hạ Viện), và Senate (Thượng Viện). Hai viện hợp thành Congress (Quốc Hội).

Thành viên của Thượng Viện được gọi là Senators (Thượng Nghị Sĩ); của Hạ Viện là Representatives (Dân Biểu) nhưng lại thường được đề cập tới là Congressman. (Chính cách gọi này là điểm dễ gây ra lầm lẫn). Còn chữ Senate và Senator có xuất xứ từ thời cổ La Mã.

Vậy cả Senate và House đều là thành phần ngang bằng nhau của Congress, nhưng quyền hạn riêng thì khác biệt.

Các dự luật chi tiêu đều phải bắt đầu từ House, cả quyền luận tội (impeachment) cũng thế.

Còn mọi bổ nhiệm các chức vụ ngành hành pháp và tư pháp của Tổng thống đều phải được Senate phê chuẩn; các hiệp ước phải được Senate thông qua mới có hiệu lực. Senate cũng là tòa án luận tội (nếu House luận tội ai thì chỉ có nghĩa mới kết án người đó; chính Senate mới quyết định được người đó có tội hay không).

Không dự luật (bill) nào có thể trở thành luật (law) mà không được thông qua bởi đa số phiếu tại cả House và Senate, sau đó Tổng thống mới ký ban hành. Nếu Tổng thống phủ quyết (veto) dự luật đã được cả hai Viện thông qua, thì dự luật đó cần có đa số 2/3 ở cả hai viện đồng thuận mới thành luật được.

Dân biểu có nhiệm kỳ 2 năm, mỗi 2 năm phải bầu lại. Số ghế trong House tùy vào dân số tiểu bang (California có tới 53 ghế; 7 tiểu bang trong đó có Alaska chỉ có 1). Mỗi tiểu bang bất kể lớn nhỏ đều có 2 Thượng nghị sĩ, phục vụ nhiệm kỳ 6 năm, cứ 2 năm sẽ bầu lại 1/3 Thượng Viện.

House hiện nay có 435 dân biểu (Dân chủ: 233; Cộng hòa: 197; Độc lập: 1; Ghế trống:4).