Hội Ðồng Kháng Cáo Di Trú (USCIS Board of Immigration Appeals) cho biết đương đơn xin thẻ xanh không hợp lệ vì chồng cũ rút đơn Bảo Trợ Tài Chánh (tức đơn I-864). Vì thế, Sở di trú đã từ chối đơn xin chuyển diện di trú của người vợ cũ và ban lệnh trục xuất cô.

Trong những hồ sơ bảo lãnh diện hôn thê/hôn phu, người bảo lãnh chỉ ký tên trên đơn I-134, cũng là đơn Bảo trợ Tài Chánh. Nhưng đơn này không ràng buộc về pháp lý và không đòi hỏi phải trợ giúp trong mười năm.

Trong hồ sơ nói trên, người phụ nữ đã từ Việt Nam đến Hoa Kỳ với chiếu khán hôn thê (fiancée) trong tháng 11 năm 2018, và có 90 ngày để kết hôn với người hôn phu là công dân Hoa Kỳ. Trong tháng Hai năm 2019, cô nộp đơn xin chuyển diện thường trú nhân, cùng với đơn Bảo Trợ Tài Chánh I-864 của người chồng.

Tiếc thay, cuộc hôn nhân đã không có kết quả như ý sau nhiều năm chung sống, và người bảo lãnh đã rút đơn Bảo Trợ Tài Chánh trước khi Sở di trú duyệt xét đơn xin thẻ xanh của người vợ.

Sở di trú đã bác đơn của người vợ. Sở di trú nói rằng vấn đề ly dị của cô đã làm cô không còn hợp lệ để xin chuyển diện thường trú nhân, nhưng cô còn được yêu cầu nộp đơn Bảo Trợ Tài Chánh của người chồng. Vì người bảo lãnh đã rút đơn này nên Sở di trú cho rằng cô trở thành một gánh nặng của xã hội.

Xem thêm:   Người di dân Trung Quốc tại biên giới San Diego

Hội Ðồng Kháng Cáo Di Trú  nói rằng việc cam kết của đơn bảo trợ tài chánh phải do người chồng bảo lãnh hoàn tất và không ai có thể thay người bảo lãnh làm đơn bảo trợ tài chánh cho đương đơn được.

Cập nhật việc duyệt xét đơn I-131 xin tái nhập (Re-entry Permit)

Nếu quý vị là Thường Trú Nhân muốn đi Việt Nam trong thời gian dài, quý vị sẽ có thể muốn nộp đơn xin Giấy Phép Tái Nhập Cảnh (Form I-131). Giấy phép này sẽ cho quý vị ở ngoàiHoa Kỳ lên đến hai năm. Quý vị chỉ có thể nộp đơn này tại Hoa Kỳ vì còn phải chờ đi lấy dấu vân tay. Sau khi nộp đơn xin Giấy Phép Tái Nhập Cảnh I-131, quý vị có thể đi Việt Nam và nhờ gửi giấy chấp thuận đơn này cho quý vị ở Việt Nam không?

Sở di trú nói: “Ðược”. Và rồi họ lại nói “Không”. Và bây giờ thì họ lại nói: “Ðược”. Lúc đầu, quý vị có thể sắp xếp để yêu cầu gửi đơn I-131 được chấp thuận đến quý vị sau khi quý vị rời khỏi Hoa Kỳ. Nhưng rồi Sở di trú từ chối đơn I-131 nếu quý vị xuất ngoại trước khi họ chấp thuận đơn của quý vị. Họ nói rằng nếu quý vị xuất ngoại trong khi đơn I-131 vẫn còn đang duyệt xét thì cũng giống như tự ý hủy bỏ đơn này.

Tuy nhiên, trong một buổi họp tại Washington, cựu Giám đốc Sở di trú USCIS, L. Francis Cissna nói rằng Sở di trú sẽ ngừng việc từ chối đơn I-131 nếu đương đơn xuất ngoại trước khi đơn được chấp thuận. Vì thế, quý vị bây giờ có thể nộp đơn tại Hoa Kỳ và sau đó đi Việt Nam, trở lại lăn tay hoặc chờ lăn tay rồi rời Hoa Kỳ, và có thể nhờ thân nhân hoặc bạn bè chuyển Giấy Phép Tái Nhập Cảnh về Việt Nam cho quý vị sau khi Sở di trú chấp thuận đơn.

Xem thêm:   Tồn đọng chiếu khán di dân giảm 4%

Cần ghi nhớ rằng quý vị không thể nộp đơn xin Giấy Phép Tái Nhập Cảnh khi quý vị đang ở ngoài Hoa Kỳ. Quý vị phải có mặt tại Hoa Kỳ để nộp đơn và hoàn tất việc lấy dấu vân tay.


Hỏi Đáp Di Trú

 

Hỏi 1: Điều gì sẽ xảy ra nếu Thường Trú Nhân ở ngoài Hoa Kỳ hơn một năm nhưng không có Giấy Phép Tái Nhập Cảnh?

Đáp: Sở di trú sẽ nói rằng thường trú nhân đã từ bỏ quy chế thường trú nhân. Người ta phải cung cấp bằng chứng vắng mặt ở Hoa Kỳ quá lâu vì lý do bất khả kháng. Và họ có thể được cấp một chiếu khán (visa) Cư Dân Hồi Hương để có thể trở lại Hoa Kỳ.

Hỏi 2: Đơn I-864 Bảo Trợ Tài Chánh không đòi hỏi người bảo lãnh phải chịu trách nhiệm tài chánh trong 10 năm hay sao, hoặc cho đến khi người được bảo lãnh trở thành công dân Hoa Kỳ?

Đáp: Ðúng, người bảo lãnh phải có trách nhiệm này. Nhưng người bảo lãnh có thể xin rút đơn I-864 trước khi đương đơn trở thành Thường Trú Nhân. Trong trường hợp này, đơn xin thẻ xanh của người phối ngẫu ngoại quốc sẽ bị từ chối.

Hỏi 3: Điều gì sẽ xảy ra nếu dự án đầu tư hiện nay thất bại? Vốn đầu tư của tôi có sẽ được hoàn lại và ngày ưu tiên của tôi có sẽ được chuyển qua một dự án mới không?

Xem thêm:   Tồn đọng chiếu khán di dân giảm 4%

Đáp: Ðiều này tùy theo hợp đồng giữa quý vị và nhà phát triển. Ðôi khi nhà phát triển giữ lời hứa sẽ hoàn lại tiền đầu tư cho quý vị. Ðể nộp đơn mới sau ngày 21 tháng 11 năm 2019, quý vị có thể cần phải đưa số tiền đầu tư mới theo như yêu cầu và sẽ có thể giữ được ngày ưu tiên trước đây.

Hỏi 4: Những điều lệ mới về chương trình đầu tư EB-5 có thể hồi tố không?

Đáp: Không. Luật Cuối Cùng nói rõ là luật đầu tư mới không có quy định về việc hồi tố. Những quy định mới về EB-5 chỉ áp dụng cho những đơn xin đầu tư I-526 nộp vào ngày hoặc sau ngày 21 tháng 11 năm 2019.

Hỏi 6: Nếu tôi có một đơn xin đầu tư chiếu khán EB-5 đang được duyệt xét, liệu tôi có thể bỏ thêm vốn đầu tư để giữ cho đơn xin chiếu khán được xét nhanh hơn không?

Đáp: Những quy định mới về đầu tư EB-5 không đòi hỏi người đầu tư đã nộp đơn xin đầu tư I-526 cần phải bỏ thêm vốn để đơn của họ tiếp tục được duyệt xét, hoặc được xét nhanh hơn, sau ngày 21 tháng 11 năm 2019.

LMH

San Jose, CA.