HỎI

Tôi sinh 2/9/1953 có quốc tịch nhưng đi làm không đủ 40 tín chỉ, có vài điều không hiểu nhờ bà giải thích.

  1. Năm tôi được 65 tuổi vì tình trạng gia đình bất ổn, tôi đã không ghi danh vào medicare đúng theo quy định. Tháng 1/2019 tôi đến sở ASXH để ghi danh thì được biết mình có thể đủ điều kiện xin SSI. Tôi phỏng vấn sau đó có thư báo bị từ chối (tôi có tên trong account con tôi) và cho biết đến tháng 12/2019 tôi có thể đến phỏng vấn xin SSI lại.

Vậy thì tháng 12/2019 nếu tôi được SSI thì tôi có bị phạt 10% trên bảo phí phần B cho mỗi năm ghi danh trễ hay không? và nếu không SSI thì sao?

  1. Tôi nghe nói có lệ phí phạt cho medicare phần A nữa vì không ghi danh ở 65t.

Sau 65t nếu không có SSA, SSI cũng có thể đến sở ASXH  ghi danh mua phần B để đi khám bác sĩ  và trả 20% chi phí? phí này sẽ có bill gởi về mỗi tháng?

Tôi vẫn còn đi làm  và 3 năm nữa thì đủ 40 tín chỉ, lúc đó chồng cũ của tôi cũng vào tuổi hưu, nếu 2020 tôi không có SSI đi làm đến 2022 lãnh SSA và 505 tiền hưu của chồng cũ và medicare phải không?

Có quốc tịch + 40 tín chỉ không ghi danh ở 65t, dù không có bảo hiểm ở công ty cũng không bị phạt?

Xem thêm:   Mục Thuế Vụ ngày 21 tháng 3 năm 2024

Đáp

Bà cho biết chưa đi làm được 40 tín chỉ nên không hội đủ điều kiện để xin hưu bổng trên hồ sơ làm việc của mình. Dù tuổi đã trên 65, có quốc tịch Hoa Kỳ, nhưng vì đứng tên chung trương mục với con gái nên không xin được SSI.

SSI là chương trình trợ cấp lợi tức bổ sung dành cho người hưu trên 65, tàn tật hay mù loà có thu nhập và tài sản hạn chế. Tài sản bao gồm tiền trong ngân hàng, tiền mặt, bất động sản và bất cứ thứ gì có thể chuyển đổi thành tiền mặt. Cơ quan An sinh xã hội cho phép một cá nhân được quyền có $2,000.00 là tài sản và mỗi đôi vợ chồng có được đến $3,000.00 là tài sản.

Có thể bản thân có vừa đủ số tài sản dưới 2,000 đô la nhưng vì  có đứng tên chung với người con trong trương mực ngân hàng nên coi như bà cũng có quyền hạn trên số tiền nói trên.

Nói về Medicare, đó là chương trình bảo hiểm y tế do chính quyền liên bang quản trị dành cho người có đủ số 40 tín chỉ An sinh xã hội bước vào tuổi 65 hay cho những người lãnh quyền lợi tàn tật An sinh xã hội (24 tháng sau khi lãnh quyền lợi bệnh tật). Ðối với những vị bước vào tuổi 65 khi đủ điều kiện và quên không ghi danh thì mỗi năm ghi danh trễ sẽ bị phạt 10% trên bảo phí phần B. Trường hợp của bà cho dù bà có ghi danh vào đúng hạn tuổi cũng sẽ không ghi danh được vì chưa có đủ số tín chỉ An sinh xã hội.

Xem thêm:   Mục Thuế Vụ ngày 29 tháng 2 năm 2024

Phần cuối thư bà cho biết có cuộc hôn nhân đã chấm dứt. Bà cũng cho biết người chồng cũ cũng đã vào tuổi hưu, nhưng không cho biết chính xác ông được bao nhiêu tuổi. Nếu cuộc hôn nhân kéo dài 10 năm và người chồng cũ tuổi trên 62, có 40 tín chỉ An sinh xã hội thì bà có thể xin Medicare và tiền hưu ăn theo trên hồ sơ làm việc của ông ấy, cho dù ông ấy còn đi làm, hay ông ấy đã tái hôn, và giá thú có giá trị trên 10 năm sẽ giải quyết vấn đề.

HỎI

Tôi sinh ngày 10 /12/ 1957 (sẽ được 62 tuổi vào cuối năm 2019). Công dân Mỹ, đã đóng thuế 33 năm và vẫn còn đi làm. Tôi dự định xin hưu non sau 62 tuổi  để ở nhà trông cháu.

Xin hỏi: Sau khi khai thuế bao lâu thì hồ sơ ASXH sẽ được cập nhật? Nếu muốn thuế của năm 2019 được tính vào hồ sơ ASXH của tôi để được hưởng 34 năm làm việc, thì tôi nên nộp đơn xin hưu non vào lúc nào?

Đáp

Bà sẽ được 62 tuổi vào tháng 10 năm 2019. Bà đã đi làm việc và có đóng thuế An sinh xã hội đã 33 năm qua. Trong năm 2019 bà có đi làm, chưa khai thuế và muốn về hưu ở tuổi 62. Ba tháng trước sinh nhật 62, bà có thể tiến hành thủ tục xin hưu non. Bà chỉ cần ghi số thu nhập dựa trên chi phiếu lương tới tháng 10 năm 2019, chứ không phải chờ đến khi khai thuế năm 2019 mới nạp đơn.

Xem thêm:   Mục Thuế Vụ ngày 14 tháng 3 năm 2024

Sau khi thu nhập của năm 2019 được nơi làm việc của bà gửi về sở An sinh xã hội, sau đó cơ quan này sẽ dùng số thu nhập thực sự của bà để điều chỉnh số tiền trên chi phiếu hưu bổng.