Tôi bị ảnh hưởng cậu tôi rất nhiều về chuyện võ nghệ, nên tự nghĩ, tệ lắm cũng học một môn võ, khi lớn lên. Nhưng, khi tôi lớn lên ở Sài Gòn, cậu thì làm việc ở Ðà Nẵng nên không được học võ của ông.

Thập niên 60, thanh niên Sài Gòn thi nhau học võ, học đàn, học tiếng Anh, Pháp, Ðức, Nhật… nói chung là một sinh hoạt rất lành mạnh cho tuổi trẻ.

Nguồn chao hanoi 

Bấy giờ có quá nhiều võ đường được mở ra như: Nhu Ðạo, Thiếu Lâm, Karate, Taekwondo, Sa Long Cương, Aikido… Tôi lúng túng chưa biết chọn võ nào, đành theo người anh bà con học Thiếu Lâm (tại Ðền Thánh Trần, ngay đường Hiền Vương, Tân Ðịnh, năm xưa), được chừng 4-5 tháng thì nghỉ, vì thấy không “action” lắm. Sát nhà có 2 anh em bạn cùng tuổi, tôi thường qua chơi, đánh đàn, nghe nhạc, và coi 2 người biểu diễn Vovinam, vậy là tôi phone cho cậu:

– Dạ con quyết định học Vovinam cậu.

Một tuần 3 tối, tôi tới sân vận động Hoa Lư (võ đường Vovinam) tập với 2 bạn. Mới vô là đai xanh lợt. Sau đó thi lên đai xanh dương, đai này có 3 gạch vàng.

Vị sáng lập Vovinam, võ sư Nguyễn Lộc và phù hiệu. uasdojo.com

Lúc này, tôi được đai xanh có 1 gạch vàng.

Ở lớp tập bỗng xuất hiện cô bé lai Tây, tên N rất đẹp, đeo đai xanh 3 gạch vàng, nghĩa là thuộc hàng “sư tỉ” của tôi.

Xem thêm:   Ngày Cuối Tháng Tư

Mỗi lần học xong, tôi và 2 bạn thường ghé thạch chè Hiển Khánh (góc casino Dakao) ăn chè thạch nhãn nhục.

3 đứa tôi đang ngồi thì cô N bước vô với người bạn gái, tôi quen mặt ở võ đường.

Chưởng môn Lê Sáng.Nguồn. www.blogspot.com

– Ủa, chào N.

Cô N cười:

– Chào anh.

Hết! Tôi câm như con sò, không biết phải nói gì…

Đòn đá sát thủ của Vovinam. www.mjcpalaiseau.com

o O o

Các môn sinh thì ai cũng biết lịch sử của môn phái mình, Vovinam. Vovinam là gọi tắt từ Võ Việt Nam, có nghĩa là Võ thuật Việt Nam, hoặc Việt Võ Ðạo ra đời năm 1938, do vị võ sư Nguyễn Lộc (1912-1960) sáng lập, dựa trên võ học truyền thống của Việt Nam với mục đích dạy cho võ sinh một phương pháp tự vệ hiệu quả sau một thời gian tập ngắn ngủi. Ông còn tin tưởng võ thuật giúp Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp.

Hiện nay, trong nền võ thuật Việt Nam, Vovinam có vị trí lớn nhất, phát triển mạnh tại VN và có hơn 60 võ đường ở khắp nơi như Ba Lan, Bỉ, Canada, Ðan Mạch, Ðức, Pháp, Mỹ, Na Uy, Ma Rốc, Nga, Thụy Sĩ, Thái Lan, Ý, Ấn, Tây Ban Nha…

Thi vô địch Vovinam tại San Jose 2013. Nguồn. hoachau.org

Vovinam sử dụng tay, cùi chỏ, chân, đầu gối và một số vũ khí như kiếm, dao, đục, gậy, quạt giấy… Ngoài ra, võ sinh còn được học cách đối phó với vũ khí cầm tay, phản đòn, khóa và đòn bẩy. Trong tập luyện hay thi đấu, Vovinam dùng lực và phản ứng của đối thủ để phản đòn. Các kỹ thuật tự vệ như phòng thủ chống lại tấn công bằng tay không, hoặc bị bóp cổ từ phía sau, chống lại đối thủ có dao, kiếm cùng các loại vũ khí khác. Ðặc biệt, Vovinam còn biết thu nhập những yếu tố tinh hoa của võ thuật Trung Quốc và Nhật vào hệ thống võ thuật truyền thống của VN để phát triển nền võ học nước nhà.

Xem thêm:   Đóa hoa mong manh

Trên thế giới, nhiều môn võ thuật sử dụng sự tương quan của thuyết Âm Dương như: “cứng trên mềm” hoặc “mềm trên cứng”. Riêng triết lý của Việt võ đạo lại sử dụng “cứng và mềm bằng nhau”, ứng dụng vô mọi tình huống, mọi vấn đề. Vì vậy, các võ sinh Vovinam phát triển khả năng điều hòa âm dương mỗi ngày, với mục đích phát triển thể lực và tinh thần của mình. Không chỉ hài hòa giữa âm-dương, cứng-mềm mà còn phát triển về triết thuyết của võ thuật, như: Tinh thần chiến đấu, can trường, bền bỉ, khiêm tốn và bao dung. Trên tất cả điều đó là sự rèn luyện đạo đức, và hình thành cá tính của võ sinh.

Đòn bay kẹp cổ nổi tiếng của Vovinam. pinterest.com

Vì thế Vovinam còn gọi là Việt Võ Ðạo. Không chỉ có võ thuật mà còn là một triết lý sống.

Tập luyện trên tinh thần đó, các võ sinh sẽ có được sự rộng lượng, khoan dung với người khác. Ðiều đáng chú ý là động tác chào trong Vovinam (đưa bàn tay phải, đặt vô tim, cúi đầu chào, ngẩng lên sau 2 giây) mang ý nghĩa “bàn tay sắt với tấm lòng nhân hậu”, luôn nhắc nhở tôn chỉ và mục tiêu của Vovinam, môn võ truyền thống vang danh của Việt Nam.

Võ đường Vovinam tại VN. Nguồn. discover. Halong.com

TT

10 điều lệ của Việt Võ Đạo

1. Môn sinh Vovinam nguyện đạt tới trình độ võ thuật cao để phục vụ dân tộc và nhân loại.

Xem thêm:   Istanbul thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ

2. Nguyện phát huy môn phái, đào tạo thế hệ trẻ Vovinam.

3. Đồng nhất tâm trí, kính trọng người trên, tốt với đồng môn.

4. Tôn trọng kỷ luật, nêu cao danh dự võ sinh Vovinam.

5. Tôn trọng võ phái khác, chỉ dùng võ để tự vệ, bênh vực lẽ phải.

6. Luôn học tập, rèn luyện tinh thần làm giàu tư tưởng, hành động.

7. Sống giản dị, thanh tịnh, trung thành, nguyên tắc và đạo đức cao.

8. Xây dựng tinh thần kiên định, mạnh mẽ vượt qua bạo quyền.

9. Phán quyết thông minh, kiên trì tranh đấu, hành động sáng suốt.

10. Tự tin, tự chủ, khiêm tốn và vị tha.