Một nhà báo VN vượt nửa vòng trái đất đến Cuba, chơi ở phố cổ Old Havana chán chê, bèn bắt taxi đi thung lũng Vinales, di sản thế giới năm 1999 là nơi trồng cây xì gà tạo nên thương hiệu nổi tiếng nhất đất nước thuộc Caribe Trung Mỹ này. Phải mất trên 3 giờ chạy xe mới tới nơi.

Thung lũng Vinales có diện tích khá lớn là 132km2, được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều hang động và cũng là nơi bảo tồn của nhiều loài động thực vật. Nơi đây còn “giữ lại” nhiều bức tranh tường “to vật vã” từ thời tiền sử, có chiều dài 120m và 160m mô tả những loài động vật khổng lồ và động vật thân mềm đại diện cho những người Guanahatabey bản địa, trên những vách núi đá – nơi mà ánh nắng không chạm vào để làm hư hỏng tranh, dù không ai ngăn được sự mai một của thời gian. Du khách đến đây còn được phóng tầm mắt thả rơi “hồn” mình vào thiên nhiên với sắc màu của những trang trại, làng mạc và rừng cọ… Và điều quan trọng nhất, thung lũng Vinales cũng là nơi trồng thuốc lá để làm xì gà Cuba lớn nhất cả nước.

Phụ nữ ở Old Havana hút xì gà rất điệu nghệ – nguồn lao động 

Trong một ngôi nhà nhỏ, anh chàng đẹp trai Jose đang say sưa nói về xì gà cho hai du khách Tây Ban Nha nghe trước khi mời họ hút thử. Mọi thứ đều phải xếp hàng và không vội kiểu như “từ từ rồi khoai sẽ nhừ”. Ðến lượt chúng tôi, Jose chìa cho xem những hạt xì gà xám đen sẫm, nhỏ như hạt cà phê xay ra, bảo: Không thể gieo từng hạt, mà rắc cả nắm hạt xuống đất, sau khoảng 1.5 tháng thì cây mọc lên cao chừng 15 – 20cm, và phải nhấc từng cây ra trồng sang chỗ khác, không thể trồng sát nhau được.

Xem thêm:   Tháng Ramadan

Sau một thời gian, cây xì gà cao nhất, đạt mức tối ưu là 1.5m. Người ta hái lá xì gà to như lá chuối, đường kính đến 15 – 20cm, về sấy khô rồi quấn xì gà. Một cây có khoảng 5 loại lá, lá cao nhất hưởng nhiều nắng nhất, nhiều chất nhất sẽ cho xì gà tốt nhất, còn loại lá thấp nhất không có nắng gọi là Oantamela.

Jose nói về các loại xì gà – nguồn lao động

Jose cười: Lá Oantamela thì không hay như điệu nhạc Oantamela. Các thương hiệu vàng của xì gà Cuba là Cohiba, Montecristo, Romeo Y Julieta, Hoyo De Monterrey… Jose cho biết: Xì gà trồng ở đây, Nhà nước thu về 90% đưa sản phẩm vào nhà máy bảo quản, thêm vài chất phụ gia khác để xì gà thơm hơn và giữ lâu hơn đến cả 10 năm. Còn người trồng như anh mỗi năm chỉ được 10% là khoảng 2,500 điếu từ hơn 100,000 cây. Năm nay, bão to tháng 9 đánh sập căn nhà sấy khô lá xì gà nên mọi người đang phải dồn tiền xây lại nhà sấy.

Một bạn Việt Nam sống ở Cuba nhiều năm bảo: Lạ lắm, em thấy người Cuba hút xì gà hay lắm, ngay cách cầm điếu của họ cũng rất sang. Ðàn ông đã đành, đàn bà cũng thế!

DH – Theo VV, tin từ Internet