Có lẽ nhiều bạn đã có “đồ chơi mới” sau mùa Lễ. Sở hữu một máy ảnh digital mới là điểm hứng thú của các tay chụp ảnh. Nhưng đối với một người mới bắt đầu, họ sẽ không thuận buồm xuôi gió khi dùng máy ảnh mới. Có rất nhiều con số phức tạp, mẫu tự, và cụm từ viết tắt… chưa kể đến chuyện cách sử dụng những nút xoay, nút bấm, và công tắc. Nếu bạn làm theo những bước đơn giản trong checklist này, bạn sẽ “đủ lông đủ cánh” trong một thời gian ngắn.

Chúng ta sẽ qua những bước căn bản như làm sao bật máy lên, chỉnh giờ / ngày tháng / địa điểm, gắn máy ảnh lên chân máy, và tham khảo qua những chế độ chụp và các thông số phơi sáng.

Thay pin

Tất cả máy ảnh số đều có lỗ chứa pin và thẻ nhớ nằm bên trong cánh cửa trên thân máy. Nếu bạn không biết cửa này ở đâu trên máy hãy xem cuốn sách chỉ dẫn được kèm theo máy.

Ða số các máy ảnh mới đều được kèm theo trong hộp một cục pin đã được sạc ít nhất một phần để có thể làm việc khi bạn vừa lấy máy ra khỏi hộp, nhưng tốt nhất bạn nên sạc đầy trước khi dùng pin lần đầu tiên. Lý do là pin xài cho máy ảnh số thuộc loại pin Lithium-ion (Li-ion). Chúng bị giới hạn bởi số lần sạc trước khi mất đi khả năng giữ điện một cách hữu hiệu. Sạc đầy pin, thay vì cứ để cho nó xài hết pin, sẽ giúp duy trì hiệu suất của pin qua một thời gian.

Xem thêm:   Chủ nghĩa tối giản đơn sắc

Format thẻ nhớ

Thẻ nhớ chứa hình và video được ghi lại bởi máy ảnh. Bạn nên bỏ thẻ vô máy trước khi chụp hình hoặc quay video để được lưu lại.

Sách chỉ dẫn khuyên bạn nên format thẻ nhớ trước khi dùng, dù đó là một thẻ mới tinh. Làm như vậy, thẻ nhớ sẽ trống hoàn toàn và máy ảnh có thể tạo những folder bên trong thích hợp cho việc chứa ảnh.

Nếu thẻ nhớ đã được dùng trước đây, bạn nên kiểm soát để biết chắc hình ảnh hay video trong thẻ được backup (lưu lại) trước khi format vì nếu không tất cả sẽ bị xóa và vĩnh viễn mất đi.

Chỉnh Giờ, Ngày Tháng và Địa điểm

Những máy ảnh mới thường thường sẽ hiện lên màn ảnh khi bạn mở máy lần đầu tiên, nhưng những máy ảnh đã xài rồi sẽ không hiện lên màn ảnh những thông tin này, vì vậy bạn nên tìm hiểu trong sách chỉ dẫn rồi cập nhật. Ðiều này sẽ giữ những dữ kiện EXIF trên hình và video chính xác, để sau này bạn tìm kiếm dễ dàng hơn. Tất cả máy ảnh sẽ có phần time zone để chỉ định địa điểm tổng quát, nhưng vài máy ảnh digital hiện đại còn có GPS chỉ điểm chính xác hơn.

Gắn ống kính

Mỗi ống kính và thân máy đều có một dấu chấm để đánh dấu chỗ ăn khớp khi gắn ống kính vô thân máy. Sau khi bạn sắp hai dấu chấm đó ngay thẳng với nhau thì xoay đúng chiều cho đến khi ống kính khựng lại qua tiếng kêu “kịch”. Dấu chấm có thể mang màu khác nhau, và ở chỗ khác nhau tùy theo nhãn hiệu và mẫu máy, thí dụ máy ảnh Nikon thì màu trắng, của Canon thì đỏ.

Xem thêm:   Cách chụp ảnh nhật thực: 12 mẹo

Ống kính cũng xoay theo chiều khác nhau tùy theo hiệu, có khi bạn phải xoay theo chiều kim đồng hồ, có khi ngược chiều kim đồng hồ; điều quan trọng là bạn ghi nhớ hiệu nào phải xoay theo chiều nào.

Gắn vô chân máy

Mặc dù nghe có vẻ dễ dàng nhưng không phải ai cũng biết đúng cách gắn máy ảnh lên chân tripod. Trước tiên, bạn có thể tìm thấy lỗ gắn chân máy ở mặt dưới của thân máy (lỗ lớn cỡ ¼-inch và có đường xoắn ốc bên trong).

Một khi bạn đã biết lỗ này nằm ở đâu, gỡ miếng gắn vuông (hoặc hình chữ nhật) từ đầu tripod và vặn con ốc (bằng tay) vô máy ảnh. Trong trường hợp bạn không thể vặn bằng tay, bạn có thể dùng một đồng xu (đồng quarter 25cent) để vặn cho chặt.

Kế tiếp, gắn miếng vuông (hoặc chữ nhật) vào đầu tripod theo cách chỉ dẫn. Bạn cũng nên cầm lắc nhẹ máy ảnh để xem đã gắn chắc chắn chưa, nếu không, có thể máy ảnh của bạn sẽ bị rớt bất thình lình. Dĩ nhiên bạn sẽ không muốn điều này xảy ra, vì vậy bạn nên tập gắn vài lần cho chắc ăn.

AN