Chúng ta ai cũng từng trải qua nỗi bực tức sau khi đăng một tấm hình chúng ta tự hào đã chụp lên mạng xã hội (như Twitter, Instagram, Facebook), mong đợi một sự phản hồi tích cực, mà ngược lại chỉ nhận được phản ứng ít hơn chúng ta đã hy vọng. Có thể khó để xác nhận bạn đã đi sai đường ở chỗ nào trong những hoàn cảnh này. Hiệu suất của những posts trên Facebook, Instagram, và Twitter là một hệ thống phức tạp hơn nhiều người tưởng, và phẩm chất hình ảnh của bạn chỉ là một yếu tố ảnh hưởng tới bao nhiêu likes, bao nhiêu comments, và bao nhiêu shares chúng gom góp.

Một phần của vấn đề là cách bạn quan tâm tới những kênh xã hội của bạn. Khi đăng hình cho cá nhân, trên những trang cá nhân của bạn, bạn có thể được tự do đăng lên nội dung khi nào bạn thích và liên kết với những ai bạn muốn, mà không cần theo một chiến lược “làm quen” nào cả. Nếu dùng cùng những phương tiện này cho mục đích tiếp thị hoặc quảng bá, bạn cần phải tập trung hơn trong những mục tiêu của bạn. Trong bài này chúng ta sẽ thăm dò một vài lỗi chủ yếu để bạn biết và tránh, cũng như khuếch trương tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội của bạn.

  1. Đăng và đăng lại

Nhiều người dùng mạng xã hội coi thường việc đăng lại cùng nội dung nhiều lần, tuy nhiên, có những người lệ thuộc vào kỹ thuật này để tối đa hóa tỷ lệ thành công của họ. Lý luận rằng không phải tất cả followers của bạn sẽ thấy post của bạn lần đầu tiên, và do đó khi post lại có thể họ sẽ thấy. Nếu bạn đăng tin chỉ một lần, có lẽ nó sẽ làm bạn tốn sự chú ý của 75% tổng số followers của bạn. Dùng kỹ thuật này cho những posts có chứa links hoặc những thông tin quan trọng.

  1. Làm nhỏ hình cho mạng internet
Xem thêm:   Phát triển tay nghề

Những ai biết chụp hình cũng sẽ chắc chắn dùng mạng xã hội để khoe phẩm chất hình ảnh của họ. Ðể việc này gặt hái được nhiều kết quả và thu thập nhiều sự chú ý nhất có thể, bạn không nên phó mặc quá trình làm nhỏ cỡ hình qua một công thức tự động (như của Facebook). Nên tự thu nhỏ những hồ sơ hình của bạn bằng phần mềm sửa hình trước khi đăng tải hình của bạn lên mạng để tránh những điểm xấu bất ngờ xuất hiện trên hình của bạn.

  1. Chọn đúng thời điểm

Ða số người sinh hoạt trên những mạng xã hội chỉ đăng thông tin của họ ngay lúc họ vừa có nó, nhưng điều này có thể sẽ không đem lại một lượng khán giả rộng lớn nhất. Hãy cân nhắc giờ nào khán giả mục tiêu của bạn sẽ có mặt trên mạng và cố gắng post vào những giờ đó.

  1. Hồi đáp

Trong khi việc duy trì một hình tượng chuyên nghiệp vẫn quan trọng, đừng lơ đãng trong lãnh vực xã hội của những trang xã hội! Tương tác với những người khác bằng cách hồi đáp những comments của followers.

  1. Đừng quá nhiều chữ

Những posts trên mạng xã hội sẽ thường xuyên có kết quả hữu hiệu nhất khi chúng mang tính cách nhanh gọn. Ðối với những người chụp hình, môi giới chính của chúng ta nên là hình ảnh, vì vậy bạn không cần phải viết quá nhiều chữ. Hãy để những hình ảnh tự đại diện cho chúng. Phần nhiều số người trên mạng xã hội không “rảnh” để dừng lại đọc những posts dài dòng. Ngược lại, phần nhiều lại thích những posts nhí nhảnh, ngắn gọn, và mang đầy tính chất “xã hội”.

Xem thêm:   AI sẽ tiếp quản nhiếp ảnh của bạn?

  1. Tránh lạc đề

Vì nhiếp ảnh là một môi giới thị giác, những người xem sẽ ngay lập tức phản ứng với nội dung của bạn trên tường của họ. Ðăng những thông tin không liên quan hoặc hình sai mùa có lẽ sẽ không thu hút được lượng phản hồi cao nhất. Ðăng hình mùa Ðông vào tháng Bảy, hoặc hình cảnh mùa Thu vào tháng Giêng, sẽ không làm giảm phẩm chất ảnh, nhưng có thể sẽ không có hiệu suất tốt nhất trên mạng xã hội, đơn giản chỉ vì những loại hình ảnh này không phải là những gì người ta muốn tìm.

AN
Breslau, Canada