Thi trẻ em khóc

Biết bao nhiêu cuộc thi dành cho trẻ em: trẻ em khoẻ, trẻ em đẹp, trẻ em tài, trẻ em… trẻ, nhưng chỉ có tại Nhật mới có cuộc thi dành cho trẻ em… khóc. Với các cha mẹ, dỗ con nín khóc xem ra khó như… ăn bánh Trung Thu “Made in China” (đầy hóa chất), nhưng cuộc thi “Naki Baby Crying Contest” được tổ chức tại Tokyo thì em bé nào khóc khoẻ, khóc to, khóc lâu là bé thắng cuộc. Là một thông tục đã có từ hàng trăm năm nay, các phụ huynh bồng bế con mình đến trao cho các võ sĩ sumo bước ra thi đấu chuyện… làm em bé khóc. Người Nhật tin rằng em bé nào càng khóc to, khóc nhiều là có… sức khoẻ và sống lâu. Phần nữa là có thể trừ tà. Chứ không phải kiểu khóc của nhạc sĩ Lam Phương là “Em khóc đi em, khóc nữa đi em, khóc để rồi quên một chuyện tình buồn…” (Tình như mây khói).

thi-tre-em-khoc

nguồn: tribunnews.com

Phi trường không người

Phi trường không người không phải là phi trường ma mà là phi trường tân tiến của tương lai, của thời đại tự động hóa. Sáu năm liên tục được bình chọn là phi trường tốt nhất thế giới, phi trường Changi Airport của Singapore đang mở rộng thêm một cụm cảng phi trường hoàn toàn tự động hóa, sử dụng các người máy robot, các dây chuyền tự động, kỹ thuật laser, vô tuyến và màn hình máy điện toán… để hướng dẫn hành khách tự lấy vé, đến cổng bay hay ra khỏi máy bay, lấy hành lý, ra đến xe không người lái… mà chỉ gặp nhân viên quan thuế và rất ít nhân viên khác. Phi trường Changi đang trở thành một trung tâm quá cảnh lớn nhất tại Châu Á và quy trình tự động hóa này nhằm giúp đỡ hành khách ra vào nhanh chóng, hiệu quả mà không cần nhiều nhân viên, vốn là điều Singapore đang thiếu hụt trầm trọng. Chơi thế này thì làm sao Việt Nam ta qua mặt được chớ?

phi-truong-khong-nguoi

nguồn: The National

Song thủ hổ bác

Xem thêm:   "Đỉnh cao trí tuệ"

Những ai đọc Anh Hùng Xạ Điêu của Kim Dung ắt còn nhớ đến tuyệt kỹ Song Thủ Hổ Bác của Lão Ngoan Đồng Chu Bá Thông, về sau truyền lại cho Quách Tỉnh. Số là Chu Bá Thông ở một mình ngoài đảo Đào Hoa cả hơn chục năm, hổng có ai đấu hay tập võ nên nghĩ ra chiêu thức “song thủ” này, cho hai tay trái-phải uýnh nhau, phân thân thành hai cao thủ. Dù là một (người) nhưng hóa như là hai, mà “hai đánh một không chột cũng què”. Mới đây thì người ta phát hiện ra Siu Đét tại Đắk Lắk là đệ tử Chu Bá Thông. Theo tin tức thì Siu Đét bị công an còng hai tay, khóa hai chân mà vẫn… “đánh công an gãy răng, bể đầu”. Y như mẩu tin một cụ già ngồi xe lăn mà “hành hung công an”. Má ơi, Siu Đét phân thân dùng “song thủ hổ bác” hay sao chứ hồi nào giờ chỉ nghe toàn chuyện công an đánh dân tét đầu, gãy răng không hà. Vô đồn là biết nghen con.

song-thu-ho-bac