Một bộ phận trong hệ thống miễn nhiễm có thể dùng để điều trị mọi thứ bệnh ung thư. Đó là khám phá mới được công bố trong báo Nature Immunology, tuy còn ở giai đoạn đầu và chưa được thử nghiệm nơi bệnh nhân, nhưng có “tiềm năng rất lớn”.

Các nhà khoa học tìm được gì?

Hệ thống miễn nhiễm là tuyến phòng thủ của cơ thể chống nhiễm trùng, nhưng cũng tấn công các tế bào ung thư nữa.

Các nhà khoa học đang tìm hiểu những cách thức mà hệ thống miễn nhiễm tấn công các khối u một cách tự nhiên. Những cách thức đó “không theo quy ước” và chưa được khám phá trước đây.

Điều họ tìm được là một T-cell bên trong máu con người, một tế bào miễn nhiễm có thể “scan” cả cơ thể để tìm xem có nguy cơ nào cần loại bỏ không.

Điểm đặc biệt là tế bào này có thể tấn công nhiều loại ung thư, và vì thế hy vọng có thể chữa trị được cho nhiều bệnh nhân. Trước đây không ai tin là chuyện đó có thể xảy ra, mà nay tạo được viễn ảnh “áo ai cũng mặc vừa” trong việc điều trị ung thư, đó là: chỉ một loại T-cell cũng có thể phá hủy nhiều thứ ung thư khác nhau nơi nhiều người.

T-cell tấn công tế bào ung thư

Cách hoạt động

Nhóm nghiên cứu khám phá thấy một T-cell và đầu thụ cảm trên bề mặt của nó trong phòng lab đã tìm và giết được nhiều loại tế bào ung thư như phổi, da, máu, ruột, vú, xương, tuyến tiền liệt, buồng trứng, thận và cổ tử cung. Điều quan trọng là các tế bào lành mạnh không hề hấn gì.

Xem thêm:   Đau nhức (kỳ 2)

T-cell là một tế bào bạch huyết trong hệ thống miễn nhiễm. Các nhà nghiên cứu thấy đầu thụ cảm trên loại T-cell mới được khám phá có thể dùng các phân tử MR1 để định vị được ung thư. Phân tử này có thể báo cho T-cell biết về sự trao đổi chất (metabolism) bị nhiễm độc hiện diện trên các tế bào ung thư.

Chữa bằng T-cell trong quá khứ

Trước đây các nhà nghiên cứu đã biết điều trị ung thư bằng miễn nhiễm. Một trong những chữa trị thành công nhất là CAR-T, thứ thuốc dùng một T-cell được biến đổi gene để phá hủy các khu vực bị ung thư trong cơ thể.

Nhưng thứ thuốc này phải chế riêng cho từng bệnh nhân nên tốn công và rất mắc. Tuy có tiềm năng lớn, nhưng thuốc chưa xác nhận có thể trị được mọi loại ung thư.