Chất tạo ngọt nhân tạo (ta thường gọi là “đường hóa học”) không chỉ thấy trong đồ uống dành cho người ăn kiêng và kẹo bánh mà còn có trong nhiều sản phẩm, vì nhiều người đang cố cắt giảm đường trong thức ăn nước uống nên các nhà sản xuất cũng tìm cách giảm đường trong sản phẩm của họ để chúng có “hình ảnh” lành mạnh hơn mà vẫn giữ được vị ngọt yêu thích.

Sau đây là các câu hỏi phổ biến về những chất làm ngọt và cách chúng ảnh hưởng đến bạn.

Chất làm ngọt nhân tạo là gì?

Gọi chính xác hơn là chất làm ngọt phi dinh dưỡng (non-nutritive sweeteners – NNS), vì chúng không cung cấp hoặc cung cấp rất ít calorie và không có chất dinh dưỡng. Chúng bao gồm acesulfame potassium (Ace-K), sucralose, saccharin, steviol glycosides (chiết xuất từ lá cây stevia) và monkfruit. Hai loại sau thường được coi là “tự nhiên” vì có nguồn gốc từ thực vật, nhưng chúng được chế biến trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra, còn có:

Aspartame về mặt kỹ thuật là một chất làm ngọt dinh dưỡng, có thể được sử dụng với một lượng rất nhỏ vì nó ngọt hơn đường 200 lần.

Rượu đường, như sorbitol, mannitol và xylitol, là chất làm ngọt có lượng calorie thấp, nhưng chúng không được coi là NNS vì chứa carbohydrate, tuy ít hơn đường thông thường.

Có giúp giảm cân?

Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy NNS có thể dẫn đến giảm cân trong thời gian ngắn nhưng không giảm nhiều. Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada cho rằng NNS không liên quan đến việc giảm cân liên tục và việc sử dụng lâu dài lại có thể thúc đẩy tăng cân.

Xem thêm:   Đau nhức (kỳ 4)

Tiêu thụ bao nhiêu là ổn?

Nếu bạn muốn sử dụng đồ uống NNS để giúp bỏ thói quen dùng đồ uống có đường trong thời gian ngắn, hoặc tiêu thụ NNS vài lần một tháng, điều đó không sao cả. Nhưng thực phẩm và đồ uống có NNS không nên có trong thực đơn hàng ngày.