Có những ngộ nhận về thực phẩm: lúc nào thì còn an toàn, lúc nào thì nên bỏ:

Ngửi thấy ok là còn ăn được?

Chỉ ngửi thôi không đủ để biết thực phẩm có an toàn để ăn hay không, dù bạn có khả năng đánh hơi nhạy bén.

Trong thực tế, chính những vi khuẩn không thể nhìn thấy, ngửi thấy hoặc nếm lại nguy hiểm nhất.

Một số vi khuẩn phổ biến nhất trong thực phẩm (salmonella, norovirus) và nguy hiểm nhất (E. coli, listeria) không làm cho thực phẩm có mùi hôi.

Thực phẩm nhạy cảm với nhiệt độ không được để lâu hơn hai giờ; thức ăn thừa nên bỏ đi sau ba hoặc bốn ngày;  trứng, thịt và hải sản cần được nấu chín ở nhiệt độ do USDA khuyến nghị.

Nên rửa thịt?

Khi rửa thịt sống, vi khuẩn từ thịt có thể bám trên mặt bàn, chén đĩa và các thực phẩm khác đặt cách bồn rửa chén đến khoảng 3 feet.

Cách an toàn nhất để xử trí thịt sống là chuyển trực tiếp từ gói sang chảo, sau đó nấu đến 165oF (đo ở giữa miếng thịt)  để diệt vi khuẩn.

Cần sử dụng nhiệt kế thực phẩm. Đặt đầu dò ở phần dày nhất của thịt, nhưng không chạm vào xương,

Ăn thịt còn màu hồng là không an toàn?

Thấy màu hồng ở giữa mà cắm nhiệt kế vào thấy nhiệt độ thích hợp, thì an toàn để ăn.

Xem thêm:   Đau nhức - đau lưng

Mặt khác, thịt trông có vẻ đã chín hoàn toàn, nhưng nếu không được nấu ở nhiệt độ đủ cao, thì vẫn có thể chứa vi khuẩn.

Gia cầm nên được nấu chín đến 165oF, và thịt bò xay, thịt heo, thịt cừu và thịt bê đến 160oF, theo hướng dẫn của chính phủ.

An toàn thực phẩm khi đi picnic

Picnic là thời cơ chín muồi cho ngộ độc thực phẩm. Vi khuẩn phát triển mạnh trong khoảng từ 40oF đến 140oF, nên FDA khuyến cáo không để bất kỳ thực phẩm nào ở trong phạm vi đó quá hai giờ.

Thức ăn nguội nên được giữ ở nhiệt độ 40oF trở xuống trong cooler; và thức ăn nóng ở 140oF trở lên, trong slow cooker, warming tray.

Cần rửa tay trước khi ăn hoặc nấu nướng thực phẩm.

(theo Prevention)