Kidney stones (sạn thận, sỏi thận) là những tinh thể cứng được hình thành trong thận hoặc đường tiểu. Gallstone (sạn mật, sỏi mật) là những cục cứng phát triển trong túi mật hoặc ống mật.

Nam giới dễ mắc kidney stone, còn gallstone thì phụ nữ nhiều người bị. Cả hai bệnh thường không có triệu chứng cho đến khi sạn phát triển quá lớn, gây đau dữ dội.

Nguyên nhân

Kidney stones: Gây ra bởi mất nước, mập phì, chế độ ăn uống, di truyền, tuổi tác, bệnh tiêu hóa, tăng acid uric máu, mang thai.

Gallstones: do tuổi tác, mập phì, thuốc tránh thai, di truyền, ăn nhiều chất béo và dùng thuốc statin.

Triệu chứng

Kidney stones: đau bụng, háng hoặc sườn. Cũng có thể có máu trong nước tiểu, buồn nôn, sốt và ớn lạnh trong trường hợp nhiễm trùng.

Gallstones:  thường không có triệu chứng, có thể có đau bên dưới xương sườn, lưng và vai phải, buồn nôn, đổ mồ hôi, bồn chồn và sốt.

Chẩn đoán

Kidney stones: CT scan, siêu âm và chụp quang tuyến X tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (intravenous pyelogram).

Gallstones: CT scan, chụp mật (cholescintigraphy), soi bàng quang (cholescintigraphy), xét nghiệm cholesterol trong máu.

Chữa trị

Kidney stones: thuốc giảm đau, nghiền sạn (lithotripsy), và phẫu thuật…

Gallstones: cắt túi mật (cholecystectomy), acid ursodeoxycholic, và nghiền sạn (lithotripsy). Giải phẫu cắt bỏ sạn mật không gây ra thay đổi lớn trong tiến trình tiêu hóa.

Phòng ngừa

Kidney stones: Uống thêm nước, tránh thức ăn có lượng oxalate cao (như French fries, potato chips…)

Gallstones: kiểm soát cân nặng, ăn uống lành mạnh (tránh chất béo bão hòa, đường, carbs) và tập thể dục.

Kích thước và cấu tạo sạn

Gallstones khác nhau về kích thước và hình dạng, tạo thành do cholesterol, calcium bilirubinate, calcium carbonate; thường nhỏ và nhiều, nhưng có thể phát triển lớn như trái bóng golf.

Kidney stones cũng có kích thước khác nhau, do chất khoáng và muối acid tạo thành; khi lớn quá 3 mm đường kính, có thể làm tắc nghẽn niệu quản.