Ngày 6 và 9 tháng Tám vào 75 năm trước, Mỹ đã thả hai trái bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) để sớm chấm dứt Thế chiến II. Hai trái bom đã có sức tàn phá khủng khiếp, nhưng so với bom khinh khí, vẫn còn kém xa.

Tuy nhiên, bom nguyên tử và bom khinh khí khác nhau thế nào là điều không phải ai cũng biết. Sau đây chỉ là những chi tiết rất giản lược.

Bom nguyên tử (atomic bomb) dựa vào phản ứng phân hạch hạt nhân (nuclear fission) để phóng thích năng lượng – cơ bản là tách các nguyên tử ra.

2 quả bom Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki  trong Thế chiến II đã sử dụng kỹ thuật này để phóng thích năng lượng tương đương với sức nổ của khoảng 15-20 ngàn tấn thuốc nổ TNT (Trinitrotoluene).

Trong khi đó, bom khinh khí (hay bom nhiệt hạch, bom H – hydrogen bomb), là loại bom dùng kỹ thuật tổng hợp hạt nhân (nuclear fusion), trong đó các nguyên tử hợp nhất với nhau để phóng ra một số năng lượng còn lớn lao hơn rất nhiều.

Tiến trình gồm hai bước này thường được gọi là phản ứng nhiệt hạch (thermonuclear reaction). Quả bom khinh khí đầu tiên được Mỹ thử nghiệm vào tháng 11/1952 đã phóng thích năng lượng tương đương với 10 triệu tấn thuốc nổ TNT (10,000 kilotons hay 10 megatons TNT).

Trong khi đó, bom khinh khí (hay bom nhiệt hạch, bom H – hydrogen bomb), là loại bom dùng kỹ thuật tổng hợp hạt nhân (nuclear fusion), trong đó các nguyên tử hợp nhất với nhau để phóng ra một số năng lượng còn lớn lao hơn rất nhiều.

Tiến trình gồm hai bước này thường được gọi là phản ứng nhiệt hạch (thermonuclear reaction). Quả bom khinh khí đầu tiên được Mỹ thử nghiệm vào tháng 11/1952 đã phóng thích năng lượng tương đương với 10 triệu tấn thuốc nổ TNT (10,000 kilotons hay 10 megatons TNT).