Ai cũng biết gia đình là nơi con khóc chào đời, là cái nôi văn hóa giúp cho sự hình thành và phát triển nhân cách và là môi trường quan trọng nhất cho việc giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em.

Nguyên tắc chung trong ứng xử giữa cha mẹ và con cái

Tôn trọng– Trong tất cả các mối quan hệ, sự tôn trọng luôn được đặt lên hàng đầu. Khi cha mẹ tôn trọng con thì chính cha mẹ cũng sẽ được tôn trọng. Mối quan hệ sẽ chỉ được duy trì bền vững nếu sự tôn trọng đến từ hai phía. Tuy nhiên, cha mẹ thường có thói quen và nếp nghĩ như những “bề trên”, nghĩa là các con bắt buộc phải nghe theo lời cha mẹ mà hiếm khi cho con cơ hội được bày tỏ bản thân.

Con cái dường như là nơi trút mọi bực bội, hờn ghen của cha mẹ. Vô tình, chính cha mẹ khiến các con bị tổn thương. Cách cư xử của cha mẹ phần nào ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhân cách của con và xa hơn nữa là những tác động đến hôn nhân của chúng sau này. Vì vậy, cha mẹ tôn trọng các con để duy trì một cuộc sống bình đẳng và hòa thuận cùng các con.

Bảo Huân

Giữ lời hứa – Ðã bao lần cha mẹ không giữ lời hứa với con? Ðã bao lần những đứa trẻ phải chịu sự thiệt thòi ? Và sẽ có bao nhiêu trẻ trong xã hội này hình thành một thói quen “thất hứa”?*

Xem thêm:   Họp mặt gia đình

Chúng ta, những người làm cha làm mẹ, thường cho rằng bọn trẻ còn nhỏ, đâu biết gì là lời hứa, có hứa rồi chúng cũng sẽ quên. Nhưng chúng ta lại quên mất rằng, trẻ cũng là một con người, có não bộ, có tư duy và hoàn toàn có nhận thức. Khi cha mẹ thất hứa, tức là tự cha mẹ đánh mất cơ hội trở thành người đáng tin tưởng nhất trong mắt con cái. Khi cha mẹ thất hứa, tức là mối quan hệ đó tồn tại mà thiếu đi niềm tin lẫn nhau. Cha mẹ cũng cần chắc chắn đó là những lời hứa hoàn toàn có thể thực hiện. Nên nhớ, lời hứa không phải là sự “dụ dỗ”.

Gần gũi và lắng nghe con cái – Không hiểu do đâu cha mẹ có khi xa cách con cái. Vì một lý do nào đó đôi khi cha mẹ làm ngơ trước những cảm xúc của con mình. Nên nhớ, trẻ con cũng như người lớn, biết vui biết buồn, biết thương biết nhớ và cả biết cáu giận. Vậy nếu một ngày nào đó, đứa trẻ bỗng trở nên khác lạ, thì cha mẹ hãy đến bên con; hãy cho con quyền được chia sẻ, quyền được lắng nghe. Lắng nghe con để hiểu tâm lý của con, để  có những cảm xúc cùng con. Khi những tâm hồn có được sự hòa hợp đồng điệu thì đó cũng là khi những nụ hoa hé nở.

Xem thêm:   Sinh hoạt trong gia đình

(còn tiếp)

*theo trang Gia Đình và Cuộc Sống