Trò chuyện là mối dây liên lạc kết nối hai tâm hồn, là con đường dẫn tới sự đồng cảm và hiểu biết nhau. Có nhiều điều cần ghi nhớ để có được một cuộc trò chuyện lịch sự. Có thể có những lúc bạn không ưa nói chuyện, không sao, bạn cứ giữ im lặng. Tuy nhiên có những tình huống bạn cần phải nói năng lịch sự. Chẳng hạn trong những cuộc hẹn đầu tiên hay trong những cuộc phỏng vấn việc làm, trong cuộc gặp vị linh mục của bạn hay giám đốc nơi bạn làm việc… Ở những trường hợp nói trên, bạn cần nói năng đúng phép để người đối diện hiểu bạn và cảm thông với bạn.

Sau đây là một vài nguyên tắc căn bản trong lúc trò chuyện

Đừng ngắt lời người khác trong lúc trò chuyện. Ðây là điều cực kỳ khiếm nhã khiến người đang nói chuyện với bạn cảm thấy bực mình, phật ý, thấy bạn là người tự cao tự đại, thiếu lễ độ và không tôn trọng họ.

Chỉ được chen lời khi người đối thoại ngưng nói hay cuộc nói chuyện chợt lắng xuống và bạn thấy người kia đã diễn đạt hết những điều muốn nói.

Lắng nghe khi người khác đang nói. Mới nghe tưởng là đơn giản, nhưng không đâu. Chú ý lắng nghe người khác là một đức tính, và bạn nên học lấy đức tính ấy. Bằng cách chăm chú lắng nghe, bạn sẽ tạo hứng khởi cho người nói. Ðiều khá khôi hài là chìa khóa để đạt thành công trong trò chuyện là lắng nghe hơn là nói thao thao bất tuyệt. Có nhiều người mê cái micro nghĩa là mê nói. Không nên. Bạn phải biết lắng nghe và thỉnh thoảng hỏi xen một hai câu ngắn có liên quan tới đề tài và bày tỏ cử chỉ cho thấy bạn đang chú tâm theo dõi câu chuyện – như mỉm cười hay gật đầu đồng cảm.

Xem thêm:   Sinh hoạt trong gia đình

Chúng ta sẽ bàn tiếp trong kỳ tới, nha các bạn.

Bảo Huân

MH – Tổng Hợp