Mặt bàn bếp gỗ (Wood kitchen countertop)
Mang lại sự ấm cúng và vẻ đẹp cho phòng bếp của bạn. Butcherblock là loại mặt bàn gỗ phổ biến nhất.
Ưu điểm: Chịu được việc cắt, chặt, có độ bền khá cao.
Nhược điểm: Dễ bị hư hại do axit hay hóa chất ăn mòn và vết dơ. Dễ cong vênh biến dạng khi quá khô hay quá ẩm. Cần được chăm sóc định kỳ.
Mặt bàn bếp bê tông (Concrete kitchen countertop)
Bê tông là vật liệu có độ bền cao và linh hoạt; có thể được nhuộm màu và tạo kiểu để tạo hiệu ứng thiết kế tối đa. Mặt bàn bê tông đôi khi được kết hợp với các vật liệu tự nhiên khác như gỗ và đá.
Ưu điểm: Chịu nhiệt và chống vết dơ. Bền chắc, vết nứt có thể sửa chữa được.
Nhược điểm: Phải có lớp trám bên ngoài và chăm sóc thường xuyên. Dễ bị hư hại khi tiếp xúc với chất lỏng có tính axit cao. Có trọng lượng rất lớn.
Mặt bàn bếp bằng thép không rỉ (Stainless-Steel kitchen countertop). Lấy ý tưởng từ bếp nấu trong các nhà hàng, loại mặt bàn bếp này dễ kết hợp với mọi phong cách trang trí, từ hiện đại đến truyền thống.
Ưu điểm: Kháng khuẩn, chống vết dơ và chịu nhiệt. Có độ bền cao.
Nhược điểm: Giá thành cao. Mặt bàn bếp có chất liệu đồng, thiếc hay kẽm dễ bị trầy xước và biến dạng. Mặt bàn inox bị xước hay móp khó sửa chữa.
Mặt bàn bếp thân thiện với môi trường (Eco-friendly kitchen countertop)
Những vật liệu như tre, thủy tinh tái chế và giấy (được kết hợp từ nhựa, bột màu và giấy tái chế) đều là những vật liệu thân thiện với môi trường. Mặt bàn kính tái chế mang đến vẻ ngoài độc đáo, rất phù hợp với phòng bếp hiện đại.
Ưu điểm: Chất liệu tre dễ lau chùi, giá rẻ và có tính kháng khuẩn. Mặt bàn kính tái chế có độ bền cao, chịu nhiệt, chống vết dơ và dễ lau chùi.
Nhược điểm: Mặt bàn tre cần có lớp trám ngoài, dễ bị trầy xước và cháy. Kính tái chế có thể bị sứt mẻ khi chịu tác động mạnh. Giấy composite cũng dễ hư hại, không chịu nhiệt và có ít màu để lựa.