Ngoài các khu vực được chia cắt theo “lịch sử” [và các cuộc tranh chấp chính trị] trong Phố Cổ như khu Do Thái giáo, khu Hồi giáo (Muslim Quarter), Thiên Chúa giáo và khu Armenia (theo Thiên Chúa giáo chính thống), Muslim Quarter, dù chỉ vẻn vẹn vài trăm thước vuông, nằm trong lãnh thổ Palestine và đề bảng cấm người Do Thái lai vãng. Năm ngoái đã có tín đồ Do Thái bị một người Palestine đâm chết ở đây. Bà dẫn đường cho biết rằng họp đoàn với du khách ngoại quốc là một cách an toàn nhất khi loanh quanh trong khu phố nhỏ xíu kia vì cư dân hiểu rằng du lịch mang đến lợi nhuận nên ít khi tấn công du khách (?) và bà ấy đã đi khá nhanh khi qua chặng đường thứ nhất của Ðàng Thánh Giá (ngày nay nằm trong lãnh thổ Palestine). Các khu phố còn lại nằm trong lãnh thổ Israel nên cờ quạt rầm rộ.

jerusalem-cac-thang-tich-moi8

Yad Vashem – từ trên đồi

Yad Vashem

Ra khỏi Phố Cổ là những con đường ngoằn ngoèo lên đồi xuống dốc của thành phố. Ðịa danh nổi tiếng nhất là Ðồi Tưởng Niệm, Mount of Remembrance, nơi Yad Vashem tọa lạc. Nơi này là những khu vườn lớn nhỏ, nhiều tòa nhà và đài kỷ niệm do thân nhân và những người Do Thái lưu vong tài trợ, tất cả đều chung mục đích ghi chép tội ác của quân đội Nazi và để nhắc nhở con cháu họ cũng như người thế giới về tội ác diệt chủng khủng khiếp. Quan trọng nhất là Holocaust Museum, viện bảo tàng có lượng lưu trữ lớn nhất các tài liệu về Holocaust, trận thảm sát 6 triệu người Do Thái khắp Âu Châu của quân đội Nazi, từ hình ảnh, quần áo, sách vở đến các bản thu âm của chương trình truyền thanh, truyền hình và các bài phỏng vấn người sống sót. Nạn nhân đến từ nhiều quốc gia, nói nhiều thứ tiếng khác nhau nhưng tựu trung đều là tín đồ Do Thái hoặc có cha mẹ, vợ / chồng là tín đồ Do Thái.

jerusalem-cac-thang-tich-moi7

Yad Vashem – cổng vào

Viện bảo tàng nhìn từ trên đồi có hình ống, nóc lợp kính để lấy ánh sáng, hình dạng của một đường hầm hun hút, tượng hình cho con đường khổ nạn tăm tối của người Do Thái lưu vong, từ lúc bị bắt, bị phân loại, bị đày ải, bỏ đói cho đến bị giết. Ðặc biệt nhất trong các tài liệu triển lãm là mấy lá thư kêu cứu (bản phụ?) của các rabbi, cầu xin hội thánh La Mã can thiệp, giúp đỡ người Do Thái và không được hồi âm. Hẳn trong giai đoạn ấy, hội thánh La Mã chẳng có vị thế chính trị quan trọng nào để lên tiếng?

jerusalem-cac-thang-tich-moi6

Holocaust Museum

Hình ảnh, vật dụng trưng bày cho người xem là Dế Mèn đây một cảm giác nôn nao buồn nôn, cộng thêm nỗi bàng hoàng vì kinh sợ cái ác. Khách thăm viếng đều im lặng, chỉ có tiếng thì thào giải thích của những người dẫn đường. Dế Mèn đã đến Dachau, đã thấy các vòng kẽm gai, đã thấy lò gas năm xưa…, nhưng đến đây thì mới “cảm” được mức vĩ đại của chiến dịch tiêu diệt 6 triệu con người theo một hệ thống sắp đặt sẵn. Làm thế nào mà Hitler chiêu dụ được cả mấy trăm ngàn người tin theo, vâng lời ông ấy để đi cướp của, giết người?

Xem thêm:   Ngộ độc thực phẩm

jerusalem-cac-thang-tich-moi5

Bên cạnh viện bảo tàng là một tòa nhà khá lớn có hình dạng như nhà mồ, Hall of Remembrance, bên trong không bày biện gì ngoài một tảng đá lớn đặt trên nền nhà, ghi chép tên các trại tập trung và các địa điểm nơi Nazi giết người hàng loạt; ở giữa là một đốm lửa cháy ngày đêm, eternal light. Ngoại trừ đốm lửa leo lét và chút ánh sáng từ vài khung từ trần nhà, tòa nhà mang vẻ âm u, buồn bã. Ðây là nơi tưởng niệm, có tính cách tôn giáo nên khách thăm viếng phái nam đều phải đội mũ che đầu, yarmulke.

jerusalem-cac-thang-tich-moi4

Tượng Janusz Korczak và nhóm tân binh Israel

Bên ngoài tòa nhà là Avenue of the Righteous Among the Nations nơi cộng đồng Israel ghi nhớ ơn đức ân nhân, những người đã liều mạng che chở, giúp đỡ dân Do Thái trong các cuộc càn quét của quân đội Nazi. Nổi tiếng nhất có lẽ là ông Oskar Schindler (xác được mang về Israel để chôn cất tại Mount of Olives như một vĩ nhân và câu chuyện được dựng lại trong cuốn phim đen trắng lẫy lừng Schindler’s List của đạo diễn Steven Spielberg) và Công Chúa Alice của Hy Lạp. Bà công chúa này là mẹ của Hoàng Tử Philip và mẹ chồng của Nữ Hoàng Anh Elizabeth đang tại vị, đã che giấu một số người Do Thái trong cung điện trong suốt 13 tháng cho đến khi Hy Lạp được giải phóng. Qua đời tại Anh nhưng bà công chúa được chôn cất theo ý nguyện tại Mount of Olives, trong nhà thờ Thánh Mary Magdalene của hội thánh Thiên Chúa Chính Thống Hy Lạp.

Xem thêm:   Chuyện hay, dở của năng lượng từ mặt trời

jerusalem-cac-thang-tich-moi3

Valley of the Destroyed Communities và Children of the Holocaust là các đài tưởng niệm khác trong vùng đồi núi này. Ðẹp nhất là đền kỷ niệm có bức tượng ông Janusz Korczak vòng tay ôm mấy đứa trẻ. Chuyện kể rằng ông này là một tu sĩ nuôi trẻ mồ côi tại Ba Lan; khi cha mẹ bị Nazi bắt giữ, những đứa trẻ Do Thái bị xua vào viện mồ côi, và không lâu sau đó, những đứa trẻ này cũng bị mang đi giết. Ông Korczak được tha nhưng không muốn đi thoát một mình, đã ở lại để che chở và cùng chết với đám trẻ.

jerusalem-cac-thang-tich-moi1

Eternal Light

Các toán tân binh Israel được người hướng dẫn đưa đi và mô tả chi tiết từng chứng tích về Holocaust, chuyến viếng thăm có lẽ kéo dài cả ngày. Tất nhiên cuộc thăm viếng có tính cách “huấn luyện”, để những người lính non trẻ kia hiểu được lịch sử, tại sao họ cầm súng và tại sao họ phải chiến đấu cho sự tồn vong của Israel: Tín đồ Do Thái bị xua đuổi và tru diệt khắp nơi và đây là mảnh đất an toàn cuối cùng!

jerusalem-cac-thang-tich-moi

St Magdalene Church (Greek Orthodox) nơi an táng Công Chúa Alice

jerusalem-cac-thang-tich-moi2

Remembrance Hall:

TLL