Ngôi nhà có lẽ là nơi ta cảm thấy an toàn nhất. Sau đây là một vài bước nhỏ có thể giúp ta duy trì sự an tâm đó bằng cách bảo vệ khỏi các mối nguy cơ tiềm ẩn.

1. LẮP ĐẶT MÁY BÁO KHÓI

Tốt nhất là đặt một cái bên trong mỗi phòng ngủ và gần khu vực nghỉ ngơi. Cần ít nhất một cái trên mỗi tầng lầu, attic và tầng hầm. Nên dùng loại máy có thể phát hiện được cả đám cháy đang bùng phát và âm ỉ.

2. MÁY PHÁT HIỆN CO

Carbon monoxide (CO) là một loại khí không màu, không mùi và có thể gây chết người. Hãy lắp một cái ở mỗi tầng trong nhà và trong tầng hầm, đặc biệt nếu nhà có máy sưởi đốt dầu, khí propane, khí đốt tự nhiên hoặc củi. Nếu garage gắn liền nhà, hãy đặt máy dò gần đó nhưng không phải bên trong.

3. BÌNH CHỮA CHÁY

Giữ một bình chữa cháy xách tay ở mỗi tầng của ngôi nhà và trong garage. Cũng nên trữ một máy nhỏ hơn trong nhà bếp và xe hơi.

4. LAN CAN

Bất cứ nơi nào có bậc (như cầu thang, lối vào, tầng hầm), đều cần lan can chắc chắn. Tốt nhất, tay vịn nên ở cả hai bên.

5. THANH VỊN

Chúng có thể giảm nguy cơ té ngã trong phòng tắm. Lắp đặt ở nơi ta bước vào vòi hoa sen hoặc bồn tắm và trên tường bên trong nhà vệ sinh. Đừng dùng thanh vịn dính bằng lực hút, mà nên gắn chặt vào các trục gỗ bên trong tường. Thanh vịn nên có bề mặt hơi sần để dễ nắm hơn.

Xem thêm:   Nơi thờ phượng (kỳ 3)

6. CHIẾU SÁNG LỐI ĐI

Gắn đèn cảm biến chuyển động dọc lối đi để ban đêm không cần phải mò mẫm tìm công tắc bật đèn. Gắn bên ngoài nhà cũng tốt. Dùng bóng đèn sáng cũng có thể giúp chiếu sáng đường đi.

7. SÀN NHÀ

Không nên dùng những tấm thảm rời (throw rugs) vì có thể gây vấp té nguy hiểm. Nếu có các bậc thang bằng gỗ cứng, hãy gắn một đường chống trượt trên mỗi bậc. Trong phòng tắm, hãy sử dụng đệm chống trượt hoặc thảm cao su bên trong bồn.

8. MÁY BÁO Y TẾ

Nếu té ngã, làm mình bị thương và không thể đến gần điện thoại nhà để kêu cứu được, thì đồng hồ thông minh hoặc máy báo y tế (là thiết bị đeo làm đồng hồ hoặc mặt dây chuyền và kích hoạt bằng cách nhấn nút) có thể hữu ích để gọi người đến hỗ trợ khẩn cấp.