Từ Facebook Tổng Hợp

+++ Từ Facebook Thuan Vuong Tran

BBC đã làm một đoạn phim ngắn rất hay, phóng viên mang chiếc laptop có hình ảnh The tank man đi quanh khu vực Thiên An Môn, hỏi những người mình gặp là có biết bức ảnh nổi tiếng ấy không. Hầu hết đều lắc đầu “không biết”, cả những người 30 năm trước, khi sự kiện này diễn ra đang ở tuổi 20-30. Thiểu số biết bức ảnh, nhìn phóng viên nghi ngại “sao ông mang cái ảnh này đi lòng vòng quanh đây?”, những ánh mắt lảng tránh sự biết. Chỉ có cậu sinh viên trẻ nói đã coi đoạn phim này, người trẻ thích đối mặt hơn, nhưng đáng lý BBC nên che mờ mặt anh ấy. Anh ấy có thể bị hạ điểm công dân hay các rắc rối khác.

30 năm, người ta có thể làm biến mất một sự kiện lịch sử, biến mất chứ không phải thay đổi. 1984 thật đáng sợ, khi viết về những quá khứ liên tục bị bôi xóa hay thêm vào tùy theo tình hình và tâm trạng của big brother. Việc ấy đang diễn ra, từng lúc, từng lúc, liên tục, chỉ có điều có nhiều hơn một “anh lớn” trên thế giới này.

“nếu mọi tài liệu ghi hệt nhau — thì điều man trá đi vào lịch sử và biến thành sự thật. “Kẻ nào kiềm chế được quá khứ, kẻ đó kiểm soát được tương lai: kẻ nào kiểm soát được hiện tại, kẻ đó kiềm chế được quá khứ “. “Chiến tranh là hòa bình. Tự do là nô lệ. Dốt nát là sức mạnh”-1984. Sẽ còn nhiều 30 năm nữa, những sự thật sẽ còn đổi hình dạng bao nhiêu lần?

+++ Từ Facebook Phạm đoan Trang

LIỆU CÓ “THẢM SÁT THIÊN AN MÔN” Ở VIỆT NAM KHÔNG?

Xem thêm:   Săn vượn

Tròn 30 năm về trước, vào đêm mồng 3, rạng sáng 4/6/1989, đã xảy ra một vụ thảm sát kinh hoàng của nhà nước cộng sản lớn nhất thế giới, nhằm vào những người biểu tình đòi dân chủ-tự do, mà thành phần chủ yếu là sinh viên. Thảm sát xảy ra trong đêm, trên quảng trường Thiên An Môn, trung tâm thủ đô Bắc Kinh, và được gọi bằng cái tên “thảm sát Thiên An Môn”.

Cho đến giờ, con số người bị chính quyền Trung Quốc sát hại vẫn chưa được làm rõ, và có một thống kê cho biết 98% dân chúng Trung Quốc ngày nay không biết gì về thảm sát Thiên An Môn. Ấn tượng mà chúng ta có được về biến cố này chỉ là hình ảnh ghi lại những thi thể đẫm máu và không còn nguyên dạng, bên những chiếc xe gãy nát, và mặt đường phủ vôi bột (?).

Câu hỏi mà nhiều người Việt Nam vẫn thắc mắc là: Nếu bây giờ ở Việt Nam nổ ra biểu tình lớn (ví dụ như các cuộc biểu tình phản đối đặc khu, tháng 6 năm ngoái), lớn tới mức không thể dẹp được, thì công an, quân đội cộng sản Việt Nam có dám xả súng vào người biểu tình không? Nói cách khác, đảng Cộng sản Việt Nam có đủ độ tàn ác để gây ra một “Thiên An Môn” thứ hai trên thế giới không?

Không ai có thể khẳng định 100% về điều chưa xảy ra. Về phần mình, tôi bị giằng co giữa hai suy nghĩ.

Ý nghĩ thứ nhất là về những người đồng bào của mình đang ở trong lực lượng phò đảng. Ngoài chuyện một phần lớn trong số họ làm việc chỉ vì đồng lương, bổng lộc, không phải vì lý tưởng nào (nên rất dễ bỏ cuộc, tháo chạy, trở cờ khi “gió đổi hướng”), còn có lý do là tôi vẫn tin vào chút tình đồng bào, tình người có trong họ. Nghe nói công an ở Phan Rí (Bình Thuận) không sẵn sàng đàn áp bà con biểu tình hồi tháng 6 năm ngoái, và vì thế “Trung ương” đã điều quân ở nơi khác đến để đánh đập, bắt bớ cho được thẳng tay hơn.

Xem thêm:   Săn vượn

Ý nghĩ thứ hai là khi tôi nhớ đến một người bạn Trung Hoa của tôi, cũng là một trong các nhân vật lãnh đạo sinh viên còn sống sót và tự do sau sự kiện Thiên An Môn – Rose Tang (hình như tên Hán Việt là Đường Lộ), sinh năm 1969, hiện là một nghệ sĩ, nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền ở New York.

Trong một lần hồi tưởng về thảm sát Thiên An Môn, Rose Tang nói với tôi rằng sai lầm lớn nhất của cô và các bạn sinh viên hồi đó, là đã tưởng rằng “Đảng và Nhà nước Trung Quốc không thể ác đến thế”.

Rose Tang và những sinh viên ở độ tuổi 19-20 như cô đã luôn tin rằng “thời bây giờ khác thời trước”, “chúng ta có báo chí nước ngoài, truyền thông nước ngoài ủng hộ, đưa tin”, “quân đội ai lại giết dân”. Nên nhớ khi các cuộc biểu tình nổ ra trên quảng trường Thiên An Môn, đã luôn có hàng trăm phóng viên các báo, đài phương Tây hiện diện đưa tin, chụp ảnh, viết bài tường thuật. Và súng đã nổ ngay trước mũi họ.

Khi Rose Tang cắm đầu chạy khỏi quảng trường, dưới làn lửa đạn, để về ký túc xá đại học, cô không còn kịp nghĩ đến những phóng viên, báo, đài nước ngoài ấy nữa. Cô thậm chí không kịp biết bạn bè mình ai còn sống, ai đã bị bắn chết.

Xem thêm:   Săn vượn

Tháng 7/2014, gặp nhau ở Washington D.C., tôi nói với Rose Tang: “Chị dũng cảm lắm.”

Rose Tang đáp: “Không. Tôi không dũng cảm, mà là ngây thơ (naive). Chúng tôi ngây thơ. Chúng tôi đã nghĩ là họ sẽ không bắn giết những người dân không một tấc sắt trong tay (unarmed people), những người thậm chí không hề kêu gọi lật đổ chính quyền. Chúng tôi đã chỉ muốn đối thoại mà thôi. Chúng tôi đã quá ngây thơ, cứ tưởng những viên đạn bay trên đầu chúng tôi chỉ là đạn cao su…”.

* * *

Đến bây giờ, những câu nói của Rose Tang vẫn văng vẳng trong đầu tôi. Câu chuyện của cô cho tôi thấy sự ngây thơ về chính trị có thể khiến người ta phải trả giá đắt kinh khủng tới mức nào.

Tôi muốn tin vào tình nghĩa đồng bào, tình người trong tim lực lượng an ninh, quân đội cộng sản Việt Nam lắm. Nhưng tôi không quên được những câu nói thành thật của Rose Tang – nhân chứng và nạn nhân trong vụ Thiên An Môn – về chuyện “chúng tôi đã tưởng”, “chúng tôi cứ tưởng”… Ai mà nghĩ được quân đội, công an có thể giết dân như thế, lại còn là giết toàn sinh viên, trí thức trẻ? Ai mà nghĩ được người với người, lại là dân cùng một nước, có thể tàn sát nhau như thế?

Và, ai ngây thơ thì được, nhưng những người đối lập, những người tổ chức và kêu gọi biểu tình, thì không được phép ngây thơ.

Hình 1: Hình ảnh một sinh viên Trung Quốc hiên ngang đứng chặng đoàn xe tăng tại ngay quảng trường Thiên An Môn ngày 5 tháng Sáu 1989 trở thành biểu tượng hùng hồn nhất cho sự bất khuất trước bạo lực. TỪ VOA